2019-nCoV phát tán như nào? Có thể nhiễm từ động vật, thú cưng không?


2020-02-13 10:05:13


1. 2019-nCoV phát tán như thế nào?

2019-nCoV là virus hô hấp chủ yếu phát tán khi tiếp xúc với người bị nhiễm thông qua các giọt bắn tạo ra khi người nhiễm ho hoặc sổ mũi. Vì vậy mỗi người cần thực hành vệ sinh tốt. Ví dụ, khăn giấy để che mũi và miệng khi ho, hắt hơi, sổ mũi rồi vứt ngay khăn giấy vào sọt rác. Cũng cần rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng hoặc nước rửa tay có chứa cồn ở nồng độ trên 60%.

2. 2019-nCoV có thể lây từ người sang người không?

Có thể. 2019-nCoV đã được xác nhận là có khả năng lây từ người sang người, thường do tiếp xúc gần với người bị nhiễm.

3. 2019-nCoV có thời gian ủ bệnh bao lâu?

Thời gian ủ bệnh là khoảng thời gian từ khi bị nhiễm cho tới khi khởi phát các triệu chứng bệnh. Thời gian ủ bệnh ước tính hiện nằm trong khoảng 2-12 ngày, và thời gian này sẽ được cập nhật chính xác hơn khi có thêm dữ liệu. Dựa trên thông tin về các bệnh do virus corona khác như MERS và SARS, thời gian ủ bệnh của 2019-nCoV có thể dưới 14 ngày.

4. Tôi có thể bị nhiễm 2019-nCoV từ động vật không?

Nghiên cứu chi tiết cho thấy SARS-CoV truyền từ cầy hương sang người ở Trung Quốc vào năm 2002 và MERS-CoV truyền từ lạc đà đến người ở Ả Rập Saudi vào năm 2012. Một số chủng coronavirus chỉ tồn tại ở động vật mà chưa lây sang người.

Hiện vẫn chưa rõ 2019-nCoV lây sang người từ loài động vật nào. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn có thể bị lây 2019-nCoV từ bất kỳ loài động vật nào hoặc từ thú cưng của bạn. Những ca bệnh đầu tiên có khả năng cao bắt nguồn từ động vật trong chợ động vật sống ở Trung Quốc. Hãy tự bảo vệ bằng cách tránh tới các chợ động vật sống, nếu buộc phải đến thì hãy tránh tiếp xúc trực tiếp với động vật sống và bề mặt tiếp xúc với chúng.

Cần tránh ăn các sản phẩm động vật sống hoặc chưa nấu chín. Cần dùng riêng dụng cụ chế biến thực phẩm sống và chín.

5. Tôi có thể bị lây 2019-nCoV từ thú cưng của tôi không?

Không, hiện tại chưa có bằng chứng nào cho thấy vật nuôi trong nhà như chó và mèo bị nhiễm hay phát tán 2019-nCoV.

Chưa có bằng chứng virut Corona lây qua thú cưng

6. Virus nCoV có tồn tại ở bề mặt đồ dùng không? Nếu có thì tồn tại trong bao lâu?

Có. Tuy nhiên hiện vẫn chưa rõ 2019-nCoV có khả năng sống trên bề mặt trong bao lâu, mặc dù thông tin ban đầu gợi ý rằng virus có thể sống vài giờ trên bề mặt.

7. Việc nhận thư và bưu kiện từ Trung Quốc hay các vùng có dịch khác có an toàn không?

Có an toàn. Người nhận thư và bưu kiện không có nguy cơ nhiễm 2019-nCoV. Từ kinh nghiệm với các chủng virus corona, chúng ta biết rằng virus này không có khả năng sống lâu trên đồ vật như thư và bưu kiện.

8. Virus Corona có “sống” được trong nước biển không?

Không. Mặc dù hiện chưa có nghiên cứu về khả năng sống của nCoV trong nước biển, 2019-nCoV là 1 loại virus lây nhiễm cho người và chúng khó mà “sống” được trong nước biển vì những lý do sau:

Virus thật ra không phải 1 loại sinh vật sống, chúng cần xâm nhiễm vào tế bào chủ để có thể duy trì sự tồn tại. WHO đã xác nhận nCoV không sống được quá vài giờ trên bề mặt và không lây nhiễm qua đường không khí (1), do những nơi này không có tế bào chủ nên sau vài giờ nCoV sẽ bị mất khả năng xâm nhiễm do các yếu tố môi trường như: Nhiệt độ, ánh sáng, pH....Nước biển cũng vậy, không phải là nơi có tế bào chủ để nCoV có thể sống được quá vài giờ. Cho dù virus có thể sống vài trờ trong nước biển thì chúng sẽ bị pha loãng ngay lập tức trong biển cả mênh mông đến độ để khó có thể lây nhiễm cho người.

Virus là một thực thể nhỏ bé rất nhạy với các điều kiện nhiệt độ, pH, ánh sáng, nồng độ ion, chính vì vậy chúng không tồn tại độc lập ngoài tự nhiên được mà cần sống trong tế bào chủ. Nồng độ muối và các ion khác cao trong nước biển sẽ làm biến đổi các protein trên vỏ virus, làm chúng mất khả năng xâm nhiễm (2). Nghiên cứu cũng cho thấy virus trong nước biển dễ bị đóng vón dẫn tới mất khả năng lây nhiễm (3). Ngoài ra các loại vi sinh vật trong nước biển cũng có khả năng tiết ra chất kháng virus (4). Thực vậy, nghiên cứu cho thấy nước biển từ các nơi khác nhau đều có khả năng bất hoạt virus của người (4).

9. Kháng sinh có khả năng phòng ngừa và điều trị hiệu quả 2019-nCoV không?

Không, kháng sinh chỉ có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, không tiêu diệt được virus. 2019-nCoV là virus, do vậy kháng sinh không có vai trò phòng ngừa và điều trị 2019-nCoV.

10. Tôi có thể bị lây 2019-nCoV từ người không có triệu chứng ốm không?

Theo các báo cáo gần đây, người nhiễm 2019-nCoV có thể phát tán virus trước khi họ có các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên dữ liệu hiện tại cho thấy hầu hết các ca nhiễm bệnh là từ người có triệu chứng.

11. Ai có khả năng bị bệnh nặng khi nhiễm 2019-nCoV?

Người già, người mắc bệnh nền (như tiểu đường, tim mạch), người mắc bệnh suy giảm miễn dịch dễ bị nặng khi nhiễm virus này.

12. 2019-nCoV nguy hiểm như thế nào?

Virus Corona gây dịch ở Vũ Hán có thực sự quá đáng sợ? Cũng như các bệnh về đường hô hấp khác, nhiễm 2019-nCoV có thể gây ra các triệu chứng nhẹ bao gồm sổ mũi, đau họng, ho và sốt. Triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn ở một số người và có thể dẫn đến viêm phổi hoặc khó thở. Hiếm gặp hơn, 2019-nCoV có thể gây tử vong. Người già và những người mắc bệnh nền từ trước (như bệnh tiểu đường và bệnh tim) dễ bị các triệu chứng nặng khi nhiễm virus này.

Theo PDJ.vn sưu tầm


TRANG SỨC PHONG PHUỶ PHƯƠNG ĐÔNG - PDJ sẵn sàng tiếp nhận ý kiến của Quý Khách và luôn phục vụ tư vấn 24/7 ngay cả khi Quý Khách chưa có nhu cầu mua hàng ngay.

Số điện thoại: 0837543986

Xin chân thành cảm ơn Quý Khách




Có thể bạn quan tâm

pdj facebook