Tìm hiểu về các loại ngọc, đá quý hiện nay


2019-09-28 11:15:35


Với những người chơi đồ phong thủy lâu năm thì các loại ngọc luôn được nhắc đến nhiều nhất vì nó là một vật phẩm phong thủy có giá trị cao và là biểu tượng của sự giàu sang, quyền quý. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và phân biệt được các loại ngọc này. Hôm nay, PDJ - Trang sức phong thủy Phương Đông sẽ cung cấp cho mọi người những kiến thức cơ bản về ngọc.

1. Ngọc là gì?

Theo định nghĩa của Wikipedia, Ngọc, hay đá quý và một số loại đá bán quý, là các khoáng chất quý hiếm có nguồn gốc từ thiên nhiên hoặc nhân tạo có giá trị thẩm mỹ; màu sắc rực rỡ và đồng đều, có độ tinh khiết và ổn định; khả năng chiết quang và phản quang mạnh; có độ cứng nhất định và phần lớn có khả năng chống ăn mòn. Ngọc có thể được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp nhưng công dụng chủ yếu được biết đến nhiều nhất là để trang trí và làm các đồ trang sức, đặc biệt là nữ trang.

Trong thực tế không có một sự phân biệt rõ ràng giữa khái niệm ngọc và đá quý.

Người ta vẫn ít nhiều nhận thấy ý nghĩa của tên gọi "ngọc" biểu hiện đặc tính của đối tượng cụ thể hơn nên thường gắn với một loại đá quý nhất định (như lục bảo ngọc, lam ngọc, hồng ngọc, hoàng ngọc, bích ngọc); còn "đá quý" có ý nghĩa rộng hơn và khái quát hơn (chẳng hạn khái niệm "nhẫn cưới gắn đá quý" thường chỉ một nhóm những loại nhẫn cưới được gắn hồng ngọc, lam ngọc, ngọc lục bảo phân biệt với nhẫn cưới gắn kim cương và nhẫn cưới phay trơn v.v.).

Còn một cách hiểu khác là "đá quý" gắn với những sản phẩm tự nhiên chưa qua gia công, còn "ngọc" được hiểu là những khoáng vật quý hiếm đã được chế tác, mài dũa hoàn chỉnh mà thành, tuy đôi khi sự phân biệt này trở nên mờ nhòe tùy theo quan niệm.

2. Thành phần chính của các loại ngọc.

Ngọc trong tự nhiên là sự hình thành của các khoáng chất dưới sự tác động của các tác nhân vật lý, hóa học, sự biến đổi địa chất của Trái Đất qua hàng trăm triệu năm. Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, ngọc nhân tạo đã được nghiên cứu và chế tạo thành công trong các phòng thí nghiệm trên khắp thế giới ( hồng ngọc, Sapphire, hoàng ngọc và cả kim cương nhân tạo) tạo ra kỷ nguyên mới cho ngọc, đá quý nhân tạo chiếm lĩnh thị trường trang sức trên toàn cầu.

Các loại khoáng chất tạo nên đá quý: kim cương (C) và thạch anh (SiO2), Ruby (Al2O3), sapphire (Al2O3), Ngọc lục bảo(Cr), …

Dựa vào thành phần hóa học, Peter G Read đã chia đá quý thành bốn nhóm chính:

+ Các oxyt: thường là các chất bền vững và có khả năng chống lại các tác động hóa học. Như spinel, corindon, chrysoberyl, ,thạch anh…

+ Các carbonat: thường mềm và dễ bị các axit tác dụng. ví dụ như Rhodochrosit, malachit

+ Các phosphat: mềm và ít chống lại các tác dụng của axit, như apatit, bizura..

+ Các silicat: rất cứng và bền vững. những ví dụ điển hình về các đá quý trong nhóm silicat là jadeit, topaz, zircon, peridot…

Ngọc bích chế tác thành Mặt Phật Bản Mệnh PDJ

Ngọc bích chế tác thành Mặt Phật Bản Mệnh PDJ​

Những tác dụng của vòng đá mã não đối với cuộc sống và hậu vận

3. Phân bố của các loại ngọc tự nhiên trên thế giới:

+ Kim cương: Kim cương với đủ các sắc độ màu có nhiều ở Nam Phi và một số nước vùng Nam châu Phi, Nga, Trung Quốc. Kim cương hồng đỏ hoàn hảo nổi tiếng ở Argyle, Úc.

+ Ngọc lục bảo (emerald) được khai thác tại Brasil, Zambia, Myanma. Ngọc ở Colombia được đánh giá là có chất lượng tốt nhất với màu lửa xanh sặc sỡ, sống động và rất tươi.

+ Hồng ngọc (ruby) có ở Nga, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam, Kenya, Tanzania và Sri Lanka.

+ Sapphire, hay ngọc lam: Châu Úc, châu Phi, Campuchia.

+ Garmet màu đỏ thẫm, tím đỏ và đen có ở Arizona (Mỹ), Nam Mỹ, Sri Lanka và Ấn Độ. Loại màu xanh lục, lục tối, nâu vàng, vàng hơi nâu và loại có màu xanh ngọc bích có ở Thụy Điển, Sri Lanka và Nam Mỹ. Xanh táo nhạt ở Nga và Phần Lan. Tiêu biểu và đặc trưng là garmet màu đỏ nâu thẫm, được tìm thấy ở Ấn Độ, Nga và Châu Mỹ.

+ Amethyst (Thạch anh tím): có các sắc độ màu từ tím xanh cho đến tím đỏ và đặc điểm chung của nó là thường sáng. Trên hết, những màu mà có giá trị hơn cả là màu tía thẫm đến tím đỏ, được biết đến với cái tên urallian và thạch anh Siberia. Thạch anh tím thường thấy ở Brasil, Uruguay, Nga. Các vùng khác là Bolvia, Mexico, Namibia, Tanzania, Zambia, Mỹ.

+ Aquamarine (Ngọc xanh biển): Trước đây Brasil là một nước lớn cung cấp cho toàn thế giới loại ngọc xanh nhợt này. Ngày nay, những quốc gia châu Phi như Nigeria hay Madagascar được xem như nguồn khai thác tiếp theo loại đá này.

Vòng Aquamarine 8 ly charm Pandora

Vòng Aquamarine 8 ly charm Pandora​ PDJ

+ Peridot (Khoáng mã não) đầu tiên được tìm thấy tại Zerbernet, sau đó là đến đảo St. Joan, bờ biển Ấn Độ, Pakistan, Kashmir, dãy Hymalaya.

+ Citrin hay topaz vàng nâu được tìm thấy nhiều ở Brasil, còn gọi là thạch anh topaz, trong khi topaz xanh tìm thấy tại Sri Lanka, châu Phi, Thái Lan và Campuchia.

Ngọc Jade là loại ngọc được nhớ đến nhiều nhất hiện nay khi người ta nhắc đến ngọc. Từ những năm 2950 trước Công Nguyên, Ngọc jade dã được người Trung Quốc phát hiện và được sử dụng làm đồ trang sức cho các tầng lớp quyền quý. Cấu tạo từ các nguyên tố Al, Na, Ca, Mg, Fe, K và đặc biệt là Cr. Ion Cr3+ chính là ion tạo màu của Ngọc Jade, nồng độ Cr3+ càng cao màu sắc của Ngọc càng đậm.

Chất lượng của ngọc jade được đánh giá dựa trên các yếu tố như màu sắc, độ bóng, độ trong, …. Loại có giá trị cao thường sở hữu độ trong suốt đến bán trong suốt đồng thời vân xanh lục được phân bố đều. Ngọc jade phổ biến hiện nay là loại ngọc màu lục đậm thường không có độ trong suốt như màu lục sáng.

Những cách đeo vòng tay đẹp mà bạn nên biết​

4. Cách phân biệt ngọc, đá quý với đá thường.

Ngọc hay còn gọi là đá quý thường được mọi người săn lùng vì vẻ đẹp và giá trị của nó. Tuy nhiên, không phải ai cũng phân biệt được được ngọc với đá thường.

+ Phân biệt bằng cảm nhận trực quan.

Ngọc, đá quý thường có độ cứng cao và vẻ ngoài bắt mắt. Hầu hết các viên đá quý tự nhiên đều có tỳ vết. Đây là đặc điểm quan trọng giúp bạn nhận diện. Khi soi dưới ánh sáng, ngọc sẽ có những tia phản xạ đặc biệt. Tùy vào nguyên tố cấu tạo nên viên đá và màu sắc của viên đá mà ánh sáng phản xạ này sẽ khác nhau.

+ Kiểm định tại trung tâm kiểm định đá quý.

Hiện nay, cách chắc chắn và an toàn nhất khi bạn muốn phân biệt ngọc, đá quý là mang đến trung tâm kiểm định. Các trung tâm kiểm định đá quý uy tín đã được cấp phép bởi các cơ quan chức năng sẽ giúp bạn phân biệt được chính xác và nhanh chóng các loại đá quý như tên, chủng loại, độ tự nhiên, đã qua xử lý hay chưa và một số thông số khác của nó (thường sau 2h kiểm định)

Bạn sẽ phải trả một mức phí nhất định cho việc kiểm định tại các trung tâm đá quý này. Mức phí dao động từ 100.000đ đến vài trăm nghìn tùy từng trung tâm và sản phẩm kiểm định.

Tại Hà Nội:

– Trung tâm Nghiên cứu – Kiểm định Đá quý và Vàng (VGC) – Tầng 3 – Số 91 Đinh Tiên Hoàng.

– Trung tâm kiểm định đá quý Agribank – Tầng 1 – Số 91 Đinh Tiên Hoàng.

– Viện đá quý, vàng và trang sức Việt – Tầng 2 – Số 110 Tuệ Tĩnh.

– DOJI LAB – Tầng 4 Ruby Plaza – Số 44 Lê Ngọc Hân.

– Viện Ngọc Học – Hội đá quý Việt Nam – Số 10B Tăng Bạt Hổ.

Tại TP Hồ Chí Minh:

– Trung tâm giám định của SBJ, Số 278 Nam Kỳ khởi nghĩa, phường 8, Quận 3, TP HCM.

– Trung tâm kiểm định của PNJ tại số 52A-52B Nguyễn Văn Trỗi – Phú Nhuận – TP HCM.

– Công ty TNHH Giám định Rồng Vàng – SJC, Số 422B Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

– Trung tâm nghiên cứu địa chất đá quý RGG, Số 02 Nguyễn Bình Khiêm, Quận 1, TP HCM.

Tuy nhiên, việc kiểm định chỉ có thể xác định được phân loại ngọc và không thể xác định được giá trị cũng như định giá viên ngọc của bạn. Nếu muốn định giá, bạn có thể tìm đến các chuyên gia định giá đá quý.

Theo: PDJ.vn


TRANG SỨC PHONG PHUỶ PHƯƠNG ĐÔNG - PDJ sẵn sàng tiếp nhận ý kiến của Quý Khách và luôn phục vụ tư vấn 24/7 ngay cả khi Quý Khách chưa có nhu cầu mua hàng ngay.

Số điện thoại: 1900 4762 hoặc 0965 666 958.

 



Có thể bạn quan tâm

pdj facebook