Tìm hiểu tất cả về dịch Corona nCoV - 2019. Các phòng tránh dịch bệnh an toàn cho gia đình và người thân


2020-02-13 09:26:07


I. Nguồn gốc và hình thức lây nhiễm của Virus Corona mới năm 2019

Virus Corona mới năm 2019 (gọi tắt là 2019 nCoV) là chủng virus hô hấp mới, chưa từng xuất hiện ở người và hiện đang gây dịch ở Vũ Hán, Trung Quốc. Dưới đây là những thông tin cần thiết về 2019-nCoV giúp bạn chủ động bảo vệ bản thân và gia đình.

1. Virus corona là gì?

Corona là một họ virus lớn, trong đó một số chủng có khả năng gây bệnh khi xâm nhiễm từ động vật sang người, số khác chỉ xâm nhiễm và tồn tại ở các loài động vật bao gồm lạc đà, mèo và dơi. Đôi khi virus corona từ động vật tiến hóa để lây sang người để rồi sau đó lây từ người sang người như trường hợp Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS) và hội chứng hô hấp cấp nặng (SARS). Hiện tại chủng virus corona gây dịch tại Vũ Hán (2019-nCoV) là một chủng mới chưa từng xuất hiện ở người và có khả năng lây từ người sang người.

2. Virus corona 2019 là gì?

Virus Corona mới năm 2019 (gọi tắt là 2019 nCoV) là chủng virus hô hấp mới, chưa từng xuất hiện ở người và hiện đang gây dịch ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Từ ngày 12/02/2020, WHO đã công bố tên mới của virut này là COVID-19 để thống nhất tên gọi trên toàn cầu, giúp dễ dàng trong công tác phân biệt và phòng tránh chữa trị bệnh.

3. Nguồn lây nhiễm 2019-nCoV là gì?

Hiện tại vẫn chưa rõ nguồn gốc của chủng 2019-nCoV. Nghiên cứu giải trình tự hệ gene của virus cho thấy chủng virus này có độ tương đồng 96,3% với chủng virus corona từ dơi nên có khả năng cao đây là chủng virus từ dơi bị đột biến rồi xâm nhiễm sang người. Hiện tại cộng đồng y tế đã xác nhận 2019-nCoV có khả năng lây từ người sang người.

Khuyến cáo của Bộ y tế đối với người dân để phòng tránh dịch

Khuyến cáo của Bộ y tế đối với người dân để phòng tránh dịch

4. Dụi mắt mũi có lây không? Hình thức lây lan như thế nào?

Thông thường, lây lan từ người sang người xảy ra qua tiếp xúc gần (khoảng 2 m) với người bệnh. Lây từ người sang người hiện được cho là chủ yếu qua đường giọt bắn khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi, tương tự đường lây cúm và các mầm bệnh qua đường hô hấp khác. Giọt bắn có thể rơi vào miệng hoặc mũi của những người ở gần hoặc bị hít vào phổi. Hiện vẫn chưa rõ một người có thể nhiễm 2019-nCoV khi chạm vào bề mặt hoặc vật mang virus rồi sau đó chạm vào miệng, mũi hoặc mắt của họ hay không.Thông thường, với hầu hết các loại virus lây qua đường hô hấp, người dễ lây nhất là người đang trong tình trạng có triệu chứng cao nhất (bệnh nặng nhất). Tuy nhiên, với 2019-nCoV, đã có trường hợp lây do tiếp xúc gần với bệnh nhân bị nhiễm virus mà không có triệu chứng.

Cần lưu ý rằng khả năng lây lan từ người sang người của các loại virus khác nhau là khác nhau. Một số virus rất dễ lây lan (như sởi), trong khi các virus khác khó lây hơn. Do 2019-nCoV là loại virus mới chưa từng xuất hiện ở người nên khả năng lan truyền, mức độ nghiêm trọng và các đặc trưng khác của chúng hiện vẫn đang được nghiên cứu làm rõ. 

5. 2019-nCoV có giống với virus gây bệnh MERS và SARS không?

Không. 2019-nCoV là họ virus lớn, chỉ một số có khả năng gây bệnh ở người, số còn lại chỉ tồn tại ở động vật, như lạc đà, mèo và dơi. 2019-nCoV không phải là chủng đã gây bệnh MERS (có nguồn gốc từ lạc đà) và SARS (có nguồn gốc từ cầy hương). Tuy nhiên nghiên cứu di truyền cho thấy 2019-nCoV có thể đã tiến hoá từ một chủng virus liên quan đến virus gây bệnh SARS. Các nghiên cứu hiện vẫn đang được tiến hành để tìm ra nguồn gốc của 2019-nCoV.

6. Nguy cơ khi mắc 2019-nCoV ở những người khác nhau có khác nhau không?

Thông thường trẻ nhỏ, người già và những người đang bị bệnh (ví dụ như tăng huyết áp, bệnh tim, tiểu đường, bệnh gan và bệnh hô hấp) sẽ có nguy cơ phát triển các triệu chứng nghiêm trọng hơn người khác.

II. Làm thế nào để bảo vệ bản thân và gia đình trước dịch bệnh?

1. Tôi nên tự bảo vệ như thế nào trước dịch 2019-nCoV?

Nếu bạn chưa tới Trung Quốc và chưa tiếp xúc gần với người nghi nhiễm 2019-nCoV đang chờ kết quả xét nghiệm hoặc người đã xác nhận bị nhiễm thì có thể tự bảo vệ trước dịch bằng cách:

  • Rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng trong ít nhất 20 giây, nhất là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, và sau khi xì (hỉ) mũi, ho, hắt hơi (nếu không có nước và xà phòng, dùng nước rửa tay chứa ít nhất 60 % cồn). Vì sao? Rửa tay bằng nước và xà phòng hoặc nước rửa tay có cồn sẽ tiêu diệt virus nếu chúng nằm trên tay bạn.
  • Duy trì khoảng cách hợp lý ngoài cộng đồng - Đứng cách xa mọi người ít nhất 1 mét khi tiếp xúc, đặc biệt với những người đang ho, sổ mũi và sốt. Vì sao? Khi người bị nhiễm virus ho hoặc sổ mũi, họ tạo ra các giọt bắn chứa virus. Nếu đứng quá gần, bạn có thể hít vào những virus này.
  • Tránh dùng tay chưa rửa chạm vào mắt, mũi và mồm. Vì sao? Tay có thể đã chạm vào một số bề mặt có chứa virus. Khi dùng ta bị nhiễm chạm vào mắt, mũi hoặc mồm, bạn có thể truyền virus từ các bề mặt bị nhiễm vào chính mình.
  • Nếu bạn bị sốt, ho và khó thở, hãy nhanh chóng tới khám tại các cơ sở y tế. Hãy nói với chuyên viên y tế nếu bạn đã từng tới các vùng dịch 2019-nCoV tại Trung Quốc hoặc nếu bạn đã tiếp xúc gần với những người có triệu chứng hô hấp từng tới Trung Quốc. Vì sao? Khi mắc các triệu chứng nêu trên, rất có thể bạn đã bị viêm đường hô hấp hoặc mắc bệnh nghiêm trọng khác. Các triệu chứng hô hấp kèm với sốt do nhiều nguyên nhân trong trong đó có nhiễm 2019-nCoV và sẽ phụ thuộc vào trạng thái cũng như lịch sử di chuyển của bạn

Khuyến cáo của Bộ y tế với những người từ Trung Quốc trở về

Khuyến cáo của Bộ y tế với những người từ Trung Quốc trở về​

Nếu bạn có các triệu chứng hô hấp nhẹ và chưa từng tới Trung Quốc trong giai đoạn dịch, hãy tự cách ly ở nhà khi có thể và thực hành vệ sinh tay và đường hô hấp cẩn thận

  • Dùng khăn giấy che mũi và miệng khi hắt hơi, ho, sổ mũi. Sau đó cần rửa tay ngay.
  • Làm sạch và khử trùng thường xuyên các bề mặt và vật dụng mà bạn hay chạm vào.

2. Tôi cần làm gì nếu đã tiếp xúc gần với người nghi nhiễm đang chờ kết quả xét nghiệm hoặc bị nhiễm 2019-nCoV?

Theo dõi sức khỏe của bạn bắt đầu từ ngày tiếp xúc gần lần đầu với người bệnh, liên tục trong 14 ngày kể từ lần tiếp xúc gần lần cuối. Theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Sốt. Đo thân nhiệt hai lần một ngày.
  • Ho.
  • Khó thở.
  • Các triệu chứng khác có thể gặp là ớn lạnh, đau nhức cơ thể, đau họng, nhức đầu, tiêu chảy, buồn nôn/nôn và sổ mũi.

Nếu bạn bị sốt hoặc bất kỳ triệu chứng nào trong số trên, cần gọi ngay cho cơ sở y tế.

Trước khi đến gặp bác sỹ, cần nói với nhân viên y tế về việc mình đã tiếp xúc gần với người nghi nhiễm đang chờ kết quả xét nghiệm hoặc bị nhiễm 2019-nCoV. Điều này sẽ giúp cơ sở y tế chuẩn bị trước nhằm tránh lây nhiễm cho người khác.

Nếu không mắc bất kỳ triệu chứng nào kể trên, bạn có thể tiếp tục các hoạt động thường nhật, như đi làm, đi học hoặc các khu vực công cộng khác.

3. Tôi chưa từng tiếp xúc với người nghi nhiễm hoặc bị nhiễm, vậy tôi có bắt buộc phải đeo khẩu trang khi ra đường không?

Không. Hiện tại số ca nhiễm 2019-nCoV đã xác nhận tại Việt Nam là 12 ca (tính đến ngày 7/2/2020). Do vậy virus này hiện chưa phát tán rộng rãi trong cộng đồng người Việt tới mức ai cũng phải đeo khẩu trang khi ra đường. Bộ Y tế Việt Nam hiện khuyến cáo đeo khẩu trang khi đi tới chỗ đông người hoặc khi tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh.

Đeo khẩu trang y tế có thể giúp phòng ngừa một số bệnh qua đường hô hấp. Tuy nhiên chỉ sử dụng khẩu trang không đảm bảo ngăn chặn lây nhiễm và cần được kết hợp với các biện pháp phòng ngừa khác bao gồm vệ sinh tay và đường hô hấp, và tránh tiếp xúc gần - ít nhất trong khoảng cách 1 mét giữa bạn và người khác.

Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo đeo khẩu trang khi tới các chỗ đông người.

Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng khẩu trang y tế một cách hợp lý để tránh lãng phí không cần thiết và tránh sử dụng khẩu trang sai cách . Sử dụng khẩu trang hợp lý nghĩa là chỉ dùng khi có các triệu chứng hô hấp (ho, sổ mũi), nghi nhiễm 2019-nCoV với triệu chứng nhẹ hoặc khi đang chăm sóc người nghi nhiễm 2019-nCoV. Người nghi nhiễm 2019-nCoV là người đã từng tới hoặc tiếp xúc gần với người đã từng tới vùng dịch ở Trung Quốc và có các triệu chứng hô hấp.

Khuyến cáo của Bộ y tế với những người đến Trung Quốc

Khuyến cáo của Bộ y tế với những người đến Trung Quốc

4. Nếu phải đeo khẩu trang thì loại nào là tốt nhất?

Nếu bạn không phải đối tượng nghi nhiễm đang chờ xét nghiệm hoặc bị nhiễm, hoặc không tiếp xúc gần với họ thì khẩu trang y tế 3 lớp là phù hợp nhất. Nếu không có khẩu trang y tế thì bạn có thể dùng khẩu trang vải và giặt hàng ngày cũng là một cách phòng tránh dịch bệnh tốt.

5. Cách đeo khẩu trang đúng là gì?

Nếu đeo khẩu trang y tế, cần sử dụng và thải bỏ đúng cách để đảm bảo hiệu quả và tránh tăng nguy cơ lây nhiễm do sử dụng và loại bỏ khẩu trang sai cách.

Cách sử dụng khẩu trang y tế đúng cách theo thực hành chăm sóc sức khoẻ trong bệnh viện theo khuyến cáo của WHO:

  • Đặt khẩu trang cẩn thận để che miệng và mũi và buộc cẩn thận để giảm thiểu bất kỳ khoảng cách nào giữa mặt và khẩu trang;
  • Tránh chạm vào khẩu trang khi đang sử dụng;
  • Tháo bỏ khẩu trang đúng cách: không chạm vào mặt trước khẩu trang mà tháo dây từ phía sau;
  • Sau khi tháo bỏ hoặc bất cứ khi nào vô tình chạm vào khẩu trang đã qua sử dụng, rửa tay ngay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây hoặc bằng nước rửa tay chứa cồn với hàm lượng ít nhất 60%.
  • Khi khẩu trang đang sử dụng bị ẩm/ướt cần thay bằng khẩu trang mới, khô và sạch;
  • Không tái sử dụng khẩu trang dùng một lần;
  • Tháo bỏ khẩu trang dùng một lần sau mỗi lần sử dụng và vứt bỏ chúng ngay sau khi tháo ra.
  • Không nên dùng khẩu trang bằng vải trong mọi tình huống.

Theo PDJ.vn


TRANG SỨC PHONG PHUỶ PHƯƠNG ĐÔNG - PDJ sẵn sàng tiếp nhận ý kiến của Quý Khách và luôn phục vụ tư vấn 24/7 ngay cả khi Quý Khách chưa có nhu cầu mua hàng ngay.

Số điện thoại: 0837543986

Xin chân thành cảm ơn Quý Khách




Có thể bạn quan tâm

pdj facebook