Tìm hiểu về nguồn gốc Phật Di Lặc. Tại sao nên đeo mặt Phật Di Lặc ?


2019-03-27 10:25:20


Đức Phật Di Lặc là ai?

Di Lặc theo tiếng Phạn là Maitreya, theo tiếng Palia được gọi là Metteyya, là một vị Bồ Tát xuất hiện trên Trái Đất, đạt được giác ngộ hoàn toàn và giảng dạy pháp, khai sáng cho chúng sinh khi những giáo pháp Phật giáo bị con người lãng quên. Trong một số kinh điển Phật giáo, chẳng hạn như Kinh A Di Đà và Kinh Pháp Hoa, Ngài còn được gọi là Bồ tát A Dật Đa (Ajita).

Theo kinh điển, Phật Di Lặc sẽ là người kế vị của vị Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni Buddha), người sáng lập ra đạo Phật. Lời tiên tri về sự xuất hiện của Phật Di Lặc được tìm thấy trong kinh điển của tất cả các trường phái Phật giáo và được hầu hết các Phật tử chấp nhận như là một tuyên bố về một sự kiện thực sự sẽ diễn ra trong tương lai.

Lời tiên tri về sự xuất hiện của Phật Di Lặc được đề cập trong văn bản Phạn ngữ, Maitreyavyākaraṇa (Tiên tri Maitreya). Kinh điển viết rằng, các vị thần, con người, và những sinh vật khác sẽ thực hành theo giáo pháp của Đức Phật Di Lặc.

Vào thế kỷ thứ 10, một nhà sư Trung Quốc có tên là Bố Đại Hòa Thượng (tiếng Hoa: Budai, tiếng Nhật: Hotei) được coi là hóa thân của Bồ tát Di Lặc. Mặc dù một số người đã tự tuyên bố mình là Phật Di Lặc trong những năm sau khi Phật Thích Ca nhập Niết bàn, nhưng không có ai được chính thức thừa nhận bởi Tăng đoàn và Phật tử.

phat di lac da thach anh xanh

Phật Di Lặc Đá Thạch Anh Xanh PDJ

Tìm hiểu về hình tượng Phật Di Lặc trong Phật giáo

Theo sách “Di Lặc thượng sinh, hạ sinh kinh” của nhà Phật có ghi chép, Phật Di Lặc xuất thân trong gia đình Bà La Môn, sau ra nhập Phật giáo được Thích Ca Mâu Ni chỉ định là người kế tục, tức Phật tương lai.

Di Lặc trước hết nhập diệt với Phật, sau đó thượng thăng lên cõi “Đâu suất Tịnh độ”, sau lại hạ sinh đến nhân gian, thuyết pháp và phổ độ chúng sinh, đắc đạo dưới gốc cây Long Hoa trong Hoa Lâm thượng uyển.

Trong Phật giáo, hình tượng của Phật Di Lặc ở mỗi quốc gia có phần khác nhau, song Phật Di Lặc nói chung đều có ảnh hưởng hết sức to lớn, rất được người dân cung phụng.

Trong Phật giáo Hán truyền (Trung Quốc), hình tượng Phật Di Lặc thường mang các đặc điểm của đức Phật, như tóc xoăn, lông trắng giữa hai bên lông mày, khoác áo cà sa, kết ấn thuyết pháp.

Trong Phật giáo Tạng truyền (Tây Tạng), Di Lặc thường có hình tường Bồ Tát hoặc đức Phật. Hình tượng Bồ Tát thường là đầu đội mũ, đeo niệm châu bằng ngọc, thân choàng lụa, ngồi xếp bằng. Hình tượng Phật thường là tóc xoăn búi cao, thân khoác cà sa, tay cầm bình thanh tịnh.

phat di lac da thach anh trang

Phật Di Lăc Đá Thạch Anh Trắng PDJ

Hình tượng Phật Di Lặc được sùng bái ở Việt Nam là hòa thượng Bố Đại (hay hòa thượng túi vải, một hóa thân của Phật Di Lặc, người Việt thượng gọi là Phật Di Lặc bụng to).

Hình tượng Phật Di Lặc bụng to thường là trên vai gánh một túi vải, miệng tươi cười, trán hẹp bụng lớn, toát lên vẻ ung dung tự tại, đầy hạnh phúc.

Hình tượng này cũng rất được sùng bái ở Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Myanmar.

Tại sao nên đeo mặt Phật Di Lặc?

Phật Di Lặc tượng trưng cho phúc khí và tường hòa, mang lại cuộc sống tương lai tốt đẹp. Trong văn hóa dân gian, đeo mặt dây chuyền Phật Di Lặc có thể diệt trừ tai chướng, bảo hộ bình an, mang lại vận khí cát tường.

Trong Phật giáo và văn hóa truyền thống, người nam được khuyên đeo mặt dây chuyền Quan Âm Bồ Tát để điều hòa âm dương. Người nữ đeo mặt dây chuyền Phật Di Lặc để được phù trợ bình an. Trẻ em đeo mặt dây chuyền Phật Di Lặc để được trưởng thành, khỏe mạnh.

Ngoài ra, trong phong thủy, mặt dây chuyền Phật Di Lặc vai đeo túi vải tượng trưng cho tài lộc dồi dào, rất được giới doanh nhân, người làm kinh tế sùng bái.

mat phat di lac

Mặt Phật Di Lặc kèm dây đeo PDJ

Theo PDJ.vn tổng hợp


TRANG SỨC PHONG PHUỶ PHƯƠNG ĐÔNG - PDJ sẵn sàng tiếp nhận ý kiến của Quý Khách và luôn phục vụ tư vấn 24/7 ngay cả khi Quý Khách chưa có nhu cầu mua hàng ngay.

Số điện thoại: 0965 666 958.

Xin chân thành cảm ơn Quý Khách!




Có thể bạn quan tâm

pdj facebook