Tin Ngưỡng Thờ Cúng Ngũ Công Vương Phật


2019-09-17 15:48:35


I. Tìm hiểu về tín ngưỡng Ngũ Công Vương Phật

Tín ngưỡng thờ Ngũ Công Vương Phật là do ảnh hưởng bởi văn hóa của người Trung Quốc. Theo sách Diễn cầm Tam thế của soạn giả Dương Công Hầu thì bộ Quan Công ba ông (Quan Công ngồi giữa, sau lưng là Quan Bình giữ ấn, Châu Thương cầm đao Thanh Long) hay Ngũ Công Vương Phật (Giống tượng ba ông, vẽ thêm Trương Tiên cầm cung đứng sau Quan Bình; và Vương Thiên Quân cầm giản đứng sau Châu Thương), được xem là ông quan độ mạng cho nam giới.

Ngoài mang ý nghĩa là ông độ mạng, thì mọi người hay người Nam giới nói riêng cũng thờ ông Quan Công như tôn thờ sự "Chính Khí" và đức Ngũ thường (Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín).

Ngũ Công Vương Phật

Ngũ Công Vương Phật​

II. Ngũ công Vương Phật trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt

Theo phong tục Việt Nam, Ngũ Công Vương Phật gồm Tứ bất tử trong tín ngưỡng Việt Nam đó là:

  • Đức Tản Viên Sơn Thánh
  • Tiên ông Chử Đồng Tử
  • Thánh Mẫu Bảo Vương (Mẹ Phù đổng Thiên vương Thánh Gióng)
  • Liễu Hạnh Công chúa

Trong 4 vị trên thì 3 vị nam thần đầu tiên là có từ thời Hùng Vương và được thờ ở rất nhiều nơi. Riêng Mẫu Liễu Hạnh là người nữ thần duy nhất, mới được đưa vào hệ thống thần thánh từ đời Hậu Lê.

+ Tản Viên Sơn Thần - Tản Viên Sơn Thánh (chữ Hán), còn gọi là Sơn Tinh , là một nhân vật trong truyền thuyết Việt Nam, theo quan niệm dân gian là vị thần cai quản dãy núi Ba Vì (tức núi Tản Viên), ông là một trong bốn vị thánh bất tử của tín ngưỡng dân gian người Việt, gọi là Tứ bất tử. Ông được xem là hàng đệ nhất trong 4 vị thánh thần này. Tản viên tượng trưng cho ước vọng chinh phục tự nhiên và chiến thắng thiên tai.

Hiện này có nhiều đền thờ nhân vật Sơn Tinh được người dân ở một vùng lập nên, như đền Và (Sơn Tây, Hà Nội), các ngôi đền trên núi Ba Vì (Hà Nội). Đền Lăng Sương, ở xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ chính là nơi đầu tiên thờ thánh Tản Viên. Hội đền Và tổ chức vào ngày Rằm tháng giêng, các làng có liên quan đến Thánh Tản và Đền Và (có 8 làng: Vân Gia, Thanh Trì, Nghĩa Phủ, Mai Trại, Dạm Trại (xã Trung Hưng), Phù Sa, Phú Nhi (xã Viên Sơn) và làng Di Bình (xã Vĩnh Thịnh), huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) đều tập trung về đền Và.

+ Phù Đổng Thiên Vương (chữ Hán), cũng gọi Sóc Thiên vương  nhưng hay được gọi là Thánh Gióng  là một nhân vật trong truyền thuyết Việt Nam, một trong bốn vị thánh mà người Việt gọi là Tứ bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Ông được xem là tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ.

Ngày nay, hội đền Gióng được tổ chức long trọng tại nhiều nơi trong đó có hai nơi: là hội Gióng ở đền Sóc Sơn tại núi Sóc huyện Sóc Sơn vào ngày mồng 6 tháng 1 âm lịch và hội đền Phù Đổng, xã Phù Đổng huyện Gia Lâm vào ngày mồng 9 tháng 4 âm lịch đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Phong dao Kinh Bắc xưa có câu: "Mồng bảy hội Khám, mồng tám hội Dâu, Mồng chín đâu đâu cũng kéo về xem hội Gióng".

+ Tiên ông Chử Đồng Tử hay còn gọi là Chử Đạo Tổ, tượng trưng cho tình yêu, hôn nhân và sự sung túc, giàu có.

+ Liễu Hạnh Công chúa là một trong những vị thần quan trọng của tín ngưỡng Việt Nam. Bà còn được gọi bằng các tên: Bà Chúa Liễu, Liễu Hạnh , Mẫu Liễu Hạnh  hoặc ở nhiều nơi thuộc vùng Bắc Bộ bà được gọi ngắn gọn là Thánh Mẫu. Mẫu Liễu Hạnh, tượng trưng cho cuộc sống tinh thần, phúc đức, sự thịnh vượng, văn thơ.

Bên cạnh 4 vị thánh kia, Tứ bất tử trong tín ngưỡng dân tộc Việt còn 2 vị thánh khác là Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không.

Đền thờ Mẫu Liễu Hạnh

Đền thờ Mẫu Liễu Hạnh​

III. Tượng ngũ lộ thần tài

1. Tượng ngũ lộ thần tài gồm những gì?

Ngũ lộ thần tài hay còn gọi với nhiều tên khác như “Tượng ngũ tài cười”, “Bộ Tượng Ngũ Phúc”, “Bộ ngũ thần”.

Bộ Tượng Ngũ lộ Thần tài gồm 5 ông: Phúc, Lộc, Thọ, Tài, Hỷ. Mỗi vị thần tượng trưng cho một điều mong ước. Ông Phúc tượng trưng cho những điều lành, Ông lộc tượng trưng cho sự thịnh vượng, Ông Thọ tượng trưng cho tuổi thọ, Ông Tài tượng trưng cho tài lộc và ông Hỷ tượng trưng cho may mắn. Các vị này thường đi chung với nhau và đều có khuôn mặt nhân hậu và nụ cười rất hoan hỷ.

2. Ý nghĩa tượng ngũ lộ thần tài đối với gia chủ

Không chỉ là vật phẩm trang trí dễ thương ngộ nghĩnh, tượng Ngũ lộ Thần tài  còn mang ý nghĩa phong thuỷ, tâm linh đặc biệt giúp bạn: Cầu tài, cầu lộc, cầu sức khỏe, cầu công danh, cầu phu thê quý tử.

Là một món quà đầy ý nghĩa mà bạn có thể tặng người thân, bạn bè mang lời chúc luôn bình an, may mắn và trở thành bạn đồng hành của bạn suốt mọi nẻo đường gần xa.

Ông Phúc: là một quan thanh liêm làm đến chức, Thừa tướng đời nhà Đường. Ông Phúc có rất nhiều con cháu, tất cả đều hiếu thảo và thành công hơn người. Ông là một vị quan thanh liêm và có một gia đình hạnh phúc. Ông Phúc tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành, con hiền, cháu thảo, mang đến sự may mắn, an lành

Ông Lộc: là quan Thừa tướng nhà Tấn, có tài ăn nói khéo léo nên được vua ban lộc nhiều vô kể, vàng bạc, châu báu trong nhà chất cao như núi.  Ông Lộc đội mũ quan, tay cầm ngọc như ý tượng trưng có sự thăng tiến về công danh, vạn sự như ý và tài lộc tấn tới. Ông Lộc tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng và tài lộc.

Ông Thọ: Làm Thừa tướng đời Hán, sống thọ đến 125 tuổi. Ông Thọ tượng trưng cho sức khỏe, sự trường thọ với hình ảnh là một ông già râu tóc bạc trắng, trán hói và dô cao, tay cầm trái đào tiên, tay chống gậy có buộc quả hồ lô chứa tiên đơn.

Ngũ lộ Thần tài

Ngũ lộ Thần tài​

Ông Hỷ: tượng trưng cho sự vui vẻ, đem lại niềm vui trong cuộc sống.

Ông Tài: là vị thần trông coi tiền bạc trong thiên hạ. Là một vị thần mang đến tài lộc, của cải, sung túc cho gia đình, mỗi khi làm việc gì, ta thường thấy gia chủ cầu khấn Thần Tài.

3. Vị trí đặt tượng 5 ông thần tài thế nào để hút lộc?

Vị trí đặt tượng Phúc – Lộc – Thọ – Tài – Hỷ để hút lộc:

Đặt ở vị trí hợp tuổi gia chủ: Tượng Thần Phật nếu đặt ở vị trí cát, hợp với gia chủ sẽ đem lại may mắn, tài lộc, thinh vượng cho gia chủ. Nhưng nếu đặt ở vị trí hung, kị với tuổi của chủ nhà sẽ gây hao tài tốn của và dính vào nhiều chuyện thị phi.

Bạn nên đặt tượng Phúc - Lộc - Thọ – Tài – Hỷ ở một trong hai vị trí bên cạnh cửa chính. Tránh đặt đối diện cửa chính sẽ khiến Thần tiên ra khỏi nhà.

Đặt tượng hướng vào trong phòng: Khi đặt tượng, mặt tượng không được hướng ra ngoài, nếu như hướng ra ngoài tức là tiễn tiền tài ra ngoài. Mặt tượng phải hướng vào mới đem tiền tài đến cho người trong nhà.

Bạn nên đặt tượng 5 ông trong những phòng chính của ngôi nhà như phòng khách; tránh đặt tượng ở phòng bếp, phòng ngủ, nhà tắm… Và nên đặt tượng trên một cái bàn cao, trước một bức tường vững chắc.

Đặt tượng Phúc – Lộc – Thọ – Tài – Hỷ ở phía sau bàn làm việc mang đến cho gia chủ nhiều vận may trong công việc.

Trong ô tô, bạn cũng có thể đặt bộ 5 tượng nhỏ ở phía đằng trước, quay mặt lại phía người lái, sẽ giúp bảo vệ sự an toàn của bạn trên đường đi.

PDJ sưu tầm


TRANG SỨC PHONG PHUỶ PHƯƠNG ĐÔNG - PDJ sẵn sàng tiếp nhận ý kiến của Quý Khách và luôn phục vụ tư vấn 24/7 ngay cả khi Quý Khách chưa có nhu cầu mua hàng ngay.

Số điện thoại: 1900 4762 hoặc 0965 666 958.




Có thể bạn quan tâm

pdj facebook